Cuốn sách “Ý tưởng khoa học trong 30 giây” nằm trong bộ sách tuyệt phẩm “30 Giây”. Bộ sách bao gồm 8 cuốn với nhiều chủ đề khác nhau như: Vũ trụ, con người, nghệ thuật, toán học, khoa học…Những cuốn sách được thiết kế bắt mắt, sinh động hàm chứa rất nhiều kiến thức dành cho trẻ mà lại không hề nhàm chán.
Bộ sách "30 Giây"
Riêng với cuốn “Ý tưởng khoa học trong 30 giây” bao gồm 30 lý thuyết đột phá dành cho các thiên tài nhí được giải thích trong nửa phút. Thú vị hơn là kèm theo đó là những thí nghiệm khoa học cực hay, cực dễ làm dành cho trẻ nữa đấy.
Chúng ta hãy cùng khám phá xem trong cuốn sách “ý tưởng khoa học trong 30 giây” có những thí nghiệm hấp dẫn nào nhé
Cuốn sách "Ý tưởng khoa học trong 30 giây"
1. Vẽ hệ mặt trời
Các hành tinh quay quanh mặt trời theo những hình elip (hình bầu dục)
Bạn cần: Bảng ghim, 2 chiếc đinh ghim bảng, 5 tờ giấy, một sợi dây mỏng dài 20cm, một chiếc bút chì
- Đầu tiên, đặt tờ giấy lên bảng
- Cắm hai đinh ghim vào khoảng giữa tờ giấy, cách nhau 5cm
- Buộc hai đầu sợi dây vào để tạo thành một vòng tròn kín. Vòng sợi dây qua hai đinh ghim rồi dùng đầu bút chì kéo dây từ bên trong
- Dùng bút chì vẽ vòng quanh hai đinh ghim, giữ dây luôn căng khi vẽ. Hình mà bạn vẽ được chính là hình elip mô phòng vòng quay của các hành tinh đấy
- Rồi bạn vẽ những hình tròn tượng trưng cho mặt trời, trái đất và các hành tinh khác.
2. Thực hành về điện
Bạn thử chà một quả bóng bay vào áo và giơ nó lên tường, nó sẽ dính luôn vào tường. Nó cũng hút được những mảnh giấy nhỏ. Tại sao vậy nhỉ?
Hoặc bạn có thể chà quả bóng vào tóc của bạn, một lúc sau quả bóng sẽ bay lên trần nhà và dính luôn trên đó đấy, một ý tưởng trang trí cho buổi tiệc sinh nhật của bạn nhé!
Để mình giải thích: Việc chà xát một quả bóng bay làm cho các electron tí hon tập trung trên bề mặt quả bóng. Các điện tích trên quả bóng này có dấu “âm”. Khi đưa quả bóng gần các vật khác, các electron trên nó sẽ đẩy các electron trên bề mặt vũ trụ này. Điều này tạo ra một khu vực điện tích “dương” trên bề mặt các vật. Điện tích dương và điện tích âm hút nhau nên quả bóng bay và các vật sẽ hút nhau!
3. Quan sát tế bào làm việc
Bạn cần: Hai cốc thuỷ tinh, muối, một củ cà rốt, nước ấm
- Rót nước ấm đầy một nửa hai cốc thuỷ tinh. Cho vài thìa muối vào trong cốc thứ nhất và khuấy đều
- Cắt đôi củ cà rốt và cho mỗi nữa vào cốc nước, úp mặt bị cắt vào đáy cốc. Để qua đêm.
- Các tế bào cà rốt sẽ “cố gắng” làm cho độ mặn bên trong chúng cân bằng với độ mặn của nước. Ở cốc thứ hai, nước không có muối sẽ chảy vào trong các tế bào để làm giảm độ mặn của cà rốt, làm cà rốt phình ra. Ở cốc thứ nhất, nước trong củ cà rốt lại chảy ngược ra ngoài (để làm tăng độ mặn của tế bào cà rốt) , khiến các tế bào thu nhỏ lại và làm cho củ cà rốt teo đi.
Và còn rất nhiều thí nghiệm hay nữa bạn nhé! Nên bạn hãy nhanh chóng đặt hàng ngay bộ sách “30 Giây” để cùng ETS khám phá chân trời tri thức chỉ trong 30 giây nhé!